Chạy nền liên tục, tiêu thụ dữ liệu, “ngốn” pin và gây ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể của smartphone là những lý do bạn nên gỡ bỏ Facebook.
1. “Ngốn” pin
Theo một báo cáo của The Guardian, nếu gỡ bỏ Facebook, tuổi thọ pin của smartphone Android sẽ tăng khoảng 20%. Công ty bảo mật AVG Antivirus cũng khuyến cáo người dùng nên cẩn trọng bởi Facebook sẽ khiến dữ liệu di động bị hao hụt nhanh chóng.
2. Các vấn đề về lưu trữ
Mặc định, dung lượng của gói cài đặt Facebook chỉ khoảng 71 MB (trên Google Play), tuy nhiên khi bạn cài ứng dụng lên smartphone, kích thước tập tin lúc này sẽ là 160 MB và con số này sẽ tăng lên 190 MB khi người dùng bắt đầu đăng nhập.
Facebook chiếm dụng khá nhiều không gian bộ nhớ, điều này đồng nghĩa với việc các thiết bị có cấu hình thấp và dung lượng lưu trữ ít sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
3. Xâm phạm quyền riêng tư
Đa số các ứng dụng khi cài đặt đều đòi hỏi một số quyền hạn nhất định như truy cập vào danh bạ, hình ảnh (TrueCaller, Instagram…) và Facebook cũng không ngoại lệ.
Ví dụ, Facebook yêu cầu quyền truy cập vào danh bạ, nhật ký cuộc gọi, đọc/gửi tin nhắn văn bản… điều này đồng nghĩa với việc họ có thể biết được ai vừa gọi cho bạn, xem nội dung hoặc làm thay đổi mọi thứ trên thiết bị. Chưa kể đến việc yêu cầu truy cập vị trí để bạn đang ở đâu, sử dụng micro, máy ảnh để chụp ảnh và ghi âm…
Nói tóm lại, số lượng quyền hạn Facebook yêu cầu gần như tương đương với tất cả các quyền bạn có thể làm trên smartphone.
4. Làm chậm thiết bị
Ngoài việc “ngốn” pin, Facebook còn làm chậm hiệu suất tổng thể trên thiết bị. Theo một thử nghiệm trên trang Reddit, hiệu suất smartphone sẽ tăng khoảng 15% nếu bạn gỡ bỏ Facebook và Messenger.
Giải pháp thay thế Facebook và Messenger |
Lựa chọn tốt nhất lúc này là bạn hãy cài đặt các ứng dụng như Facebook Lite, Swipe for Facebook, Metal for Facebook… hoặc truy cập mạng xã hội thông qua trình duyệt Google Chrome. Những giải pháp trên sẽ giúp bạn tránh được các rắc rối do Facebook mang lại.
Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.
Theo Tiểu Minh (Pháp Luật TP HCM)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét